Giai đoạn này bé có khả năng ghi nhớ siêu phàm. Khả năng ghi nhớ của bé trong giai đoạn này theo dạng não bộ chụp lại các thông tin, vì thế mẹ cần dạy bé theo kiểu lặp đi lặp lại. Lúc này não bộ của bé ghi nhớ, chụp lại. Theo sự lớn dần của bé, sự tích lũy các thông tin của não bộ, não bộ sẽ biết cách lý giải logic và thích hợp.
Ví dụ, trên 1 tuổi những đứa trẻ bình thường đều bắt đầu tập nói. Có bé tập nói rất sớm. Nhưng cũng có bé hầu như không trải qua giai đoạn tập nói, chúng chỉ ê a bắt chiếc bập bẹ được 1, 2 từ mà thôi. Nhưng đến 2 tuổi, chúng đột nhiên có thể nói được liền lúc cả câu dài 4 -5 từ liền. Đặc biệt là câu nói của chúng rất logic, dùng đúng lúc đúng chỗ. Đó thường là những đứa trẻ thông minh, giai đoạn tập nói chúng có sự tiếp thu, ghi nhớ, não bộ tự tổng hợp và phân tích. Vì vậy, trong giai đoạn này, lời ăn tiếng nói, cách sử dụng ngôn ngữ của người lớn ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ em.
Phát triển thị giác
Theo nghiên cứu, một đứa trẻ thông minh thường có đôi mắt rất sáng. Khả năng quan sát có tốt mới dẫn tới kích thích trí não phát triển. Ngay từ lúc mới sinh, các bà mẹ Nhật thường để bé trong căn phòng được trang trí nhiều màu sắc. Trẻ dưới 1 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ quan sát những vật màu đen và trắng kẻ sọc hoặc các ô caro đen trắng, vì lúc này bé chưa có khả năng phân biệt được các màu sắc, chỉ thích thú với 2 màu trắng đen nhiều hơn, làm đều 3 phút mỗi ngày, liên tục trong một tuần. Khả năng tập trung của bé, từ chưa đầy 5 giây sẽ tăng lên 60-90 giây. Khả năng tập trung có liên quan tới việc trẻ học hỏi mọi thứ sau đó. Đó cũng chính là nền tảng của việc học ở trẻ sau này.
Tập trung phát triển thị giác cho trẻ giúp kích thích não phát triển.
Từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ nên treo các bảng học chữ cái gần giường em bé. Những trẻ được mẹ cho làm quen với chữ cái từ lọt lòng, khi lớn lên, trẻ sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Hãy bế em bé của bạn gần với bảng chữ cái, mỗi ngày một lần, 2-3 giây mỗi lần và lặp lại. Trẻ sẽ thấy vô cùng khoái chí và thậm chí còn khua loạn chân tay khi trẻ được lại gần bảng chữ cái.
Phát triển xúc giác
Giúp bé phát triển xúc giác ngay từ lúc lọt lòng mẹ thông qua việc cho con bú. Khi cho con bú, mẹ dạy con định vị trên, dưới, trái, phải bằng cách không đặt ngay núm vú vào miệng con ngay mà chạm vào cằm, vào mũi, vào má bé. Bé sẽ dần học được phản xạ và xác định được chính xác vị trí của vú mẹ và bú. Khi cho con bú, mẹ hãy cho con nắm tay mẹ để con biết cách cầm nắm. Bé lớn hơn, hãy cho bé tiếp xúc với các đồ chơi an toàn, để bé tự cầm chơi giúp xúc giác phát triển.
Phát triển xúc giác cho trẻ ngay từ khi cho con bú.
Phát triển thính giác
Mẹ cần thường xuyên nói chuyện với bé. Khi cho bé ăn, thay tã, hoặc khi tắm bé, mẹ nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ. Trong khi thay tã lót cho trẻ, mẹ nắm tay và bàn chân của trẻ và nói: “Đây là bàn tay, bàn tay, bàn tay”, lặp đi lặp lại. Hoặc khi thay tã cho em bé, hãy cho bé giữ quả bóng nhỏ hay con búp bê và nói: “Đây là quả bóng, quả bóng, quả bóng”, “Đây là con búp bê, búp bê, búp bê”. Đó là cách để phát triển thính giác cho trẻ kiểu Nhật. Các bà mẹ Việt Nam có thể kết hợp hát ru khi con ngủ, đọc thơ cho con nghe. Việt Nam có rất nhiều các bài đồng dao hay.
Phát triển thính giác cho trẻ.
Phát triển vị giác
Mẹ hãy cho nhúng khăn xô lần lượt cùng với một ít nước lạnh, nước ngọt, nước mặn và nước chua; mỗi chiếc khăn thử một kiểu vị giác ở trẻ. Và đây cũng là cách rất tốt để kích hoạt vị giác cho trẻ.
Phát triển khứu giác
Phát triển khứu giác cho trẻ
Hãy để em bé ngửi hương thơm của nhiều loại hoa. Trẻ sẽ quay đầu về phía có các mùi thơm này. Càng cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại mùi thơm thì khứu giác của trẻ càng có cơ hội phát triển tốt.
Sưu tầm