Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Bật mí cách dạy con của người Nhật khiến các mẹ phải "ngả mũ"

Posted on Tin tức, HỌC DẠY CON 256 lượt xem

Thời gian gần đây cư dân mạng hay chia sẻ những hình ảnh hoặc clip về sự chăm chỉ, lễ phép, tự tin, thông minh... của trẻ em ở Nhật Bản. Vậy các bậc phụ huynh ở Nhật Bản đã dạy con như thế nào? Tại sao những đứa trẻ Nhật Bản lại có tính kỷ luật tốt như vậy? 

Hẳn là bậc phụ huynh nào cũng muốn con cháu mình thông minh, ngoan ngoãn, có khuôn phép,... thế nhưng tại sao con cái lại đi trái lại mong muốn của mình. Đó là do chúng ta chưa có phương pháp dạy con phù hợp.

Nghệ thuật Shitsuke (kỷ luật)

Một ngày nọ, tôi vô tình phát hiện lý do chưa bao giờ nhìn thấy một đứa trẻ Nhật Bản bị phạt. Hôm đó, trên chuyến tàu khác, một đứa trẻ cũng cáu kỉnh và không muốn về nhà như con trai tôi lần trước. Người bố nhanh chóng kéo cả nhà ra khỏi tàu. Khi cánh cửa đóng lại và đoàn tàu rời bánh, tôi thấy anh ngồi thụp xuống cạnh con trai giữa sân ga vắng vẻ và bắt đầu trách mắng. Đó là hình ảnh khiến tôi giác ngộ.

Trong khi tôi tập trung ngăn chặn hành vi của con lúc đang xảy ra, phụ huynh Nhật Bản dường như cố gắng đợi đến khoảnh khắc riêng tư mới thảo luận. Tôi bắt đầu chú ý đến điều này hơn, và nhận ra những cuộc trao đổi yên lặng diễn ra khi bố mẹ dừng ở các cột trụ tại ga tàu, rìa công viên hay khi trẻ vừa bước vào ôtô riêng.

oDF0eEfXq3DoATrHVwk-a7U1cKRJJfvQY6WhHBW9GlMxb0K42Y7a8OHl7vPhrJVzVfuroqEqKVPQXktFYS39v-yljcKr3vx7t4YD0VZVoWXDw7iGf3UVAlWTA4IP0Hqze_r-6Gi0

Trẻ em được rèn luyện tính kỷ luật cả ở trường và ở nhà.

Bên cạnh giữ thể hiện cho trẻ, dạy con chốn riêng tư cũng là cách phụ huynh giữ thể diện cho mình. Ở Nhật Bản, kỷ luật được gọi là shitsuke. Từ này cũng thường dùng để chỉ việc huấn luyện, nuôi dạy. Bố mẹ chính là tấm gương để trẻ soi chiếu và thể hiện hành vi nơi công cộng. Theo những gì tôi chứng kiến, cuộc hội thoại chốn riêng tư có vẻ hiệu quả hơn việc quát tháo để kìm hãm con giữa đám đông.

Không quy chụp, áp đặt

Đặc biệt, người Nhật dạy con ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con. “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.

Dạy chữ từ sớm

Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Hiện tượng này, trẻ càng nhỏ càng dễ. Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ rất sớm. Và họ hiểu rằng để hệ tín hiệu ngôn ngữ của trẻ hoạt động tốt, trẻ càng học gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.

Oj6MSKP8I62Z2Mz5Bn6qGKkn7jBjwmmnt3VlxvUgnDPBiRj-1M3JhaXzeItIExzYuBRqcKh5kXQy0IvHSz2LVP5Q_X8fVkvk41662nEAK1KrAvJ03TUiUM1X-m8qtHUwOEQ-3YC5

Người Nhật hiểu rằng dạy chữ cho trẻ càng sớm thì hiệu quả càng cao.

Thời điểm học ngoại ngữ lý tưởng từ 3 tới 6 tuổi

Giai đoạn này trẻ có khả năng ghi nhớ từ ngữ rất tốt. Càng bắt đầu học ngoại ngữ sớm khả năng ngôn ngữ của trẻ càng tốt. Hãy để ngoại ngữ quen thuộc với bé như chính tiếng mẹ đẻ. Từ 10 tuổi trở ra trẻ vẫn có thể học ngoại ngữ nhưng lúc đó chỉ mang tính chất phản sinh lý, trẻ khó có thể giỏi được.

mbPAbDQ0C4osVlVEzwQHXKRlqL8T6ZoiSpP7BvUYy3j2XBzNJtiIB79RIMnRfoCvXQNctZi_H7Nu1BYOYNcFr_-TwWPDGQk5Tx482rx7LeV3_Qvsds3eBStI3XFiYfx9czdqYWMD

Học ngoại ngữ sớm giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ.

Trừng phạt hành vi, không phạt trẻ

Năm ngoái, một gia đình Nhật Bản gây xôn xao báo giới quốc tế khi để đứa trẻ 7 tuổi mất tích ở Hokkaido sau khi đuổi xuống ôtô vì cư xử thiếu chừng mực. Họ lái xe đi và khi quay trở lại, cậu bé đã biến mất. Họ may mắn tìm được con sau vài ngày, nhưng các nhà tâm lý trẻ em trên toàn thế giới đồng ý rằng chỉ nên trừng phạt hành vi chứ không nên trừng phạt trẻ. Các hình phạt nghiêm khắc thái quá không được khuyến khích. Điều quan trọng là dạy trẻ về kỷ luật bằng cách làm mẫu, lặp đi lặp lại để chúng ghi nhớ và tự sửa sai.

-QRTx6SmiN-BHZDtyVVFW6_alO5CoEpxVpt0WifhjVl_rfKK5XHcpvGh05dafBJVGXKRGxmN-qhRVF4IsJxLrZk1LGBCDreV4z4C5ov_Q1xBqjoYBCXciiUl3icPWjbIP83hTc2y

Chỉ nên trừng phạt hành vi mà không nên phạt trẻ.

Khi đến thăm trường mẫu giáo (yochien) của con trai, tôi nhìn thấy học sinh áp dụng lịch trình nghiêm ngặt, lặp đi lặp lại các bài hát, trò chơi, hành vi lịch sự như xếp giày gọn gàng và ngồi ngay ngắn, cho đến khi tất cả trở thành thói quen.

Không chỉ trích lỗi lầm của con

Cha mẹ thường kỳ vọng rất nhiều vào con cái của họ, và đôi khi vì kỳ vọng quá nhiều đã khiến họ thất vọng nặng nề bởi trẻ không đạt được những gì như họ mong muốn. Chỉ trích những lỗi lầm của con là vấn đề thường thấy ở các gia đình hiện nay. Nhưng các mẹ Nhật lại quan niệm rằng ai cũng có sai lầm và việc chỉ trích những lỗi lầm của người khác không giúp họ tốt hơn và đương nhiên việc chỉ trích đó càng không xảy ra với con cái của họ.

Dạy con cách tra cứu, tìm tòi

Các bậc cha mẹ ở Nhật thường hướng dẫn con dùng những loại từ điển dễ tra cứu ngay từ nhỏ. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ, hay cách viết đúng chữ Hán. Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường. Nhưng nếu tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu. Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động. Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này chúng cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.

hE-WIH6FMJKix5zmlD7xbKh68OS9xDqwd-LBNUgFjhPMNlfaZMb9O4nuiPf12jTAcAe4BstgIZCy-dsmp1SaBK4aeab_2w8K33mGhGNCSYHou5w_-ejo24c9kTB4X5NlOz8C5pJG

Dạy trẻ tự tra cứu thông tin bằng từ điển.

Bắt đầu từ 3 tuổi cần rèn luyện tư duy cho bé

Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi tập trung vào việc dạy trẻ ghi nhớ, ngoài 3 tuổi chuyển sang bước giáo dục mới, dạy trẻ tự tư duy. Mẹ hãy bắt đầu cải thiện phương pháp giáo dục cho trẻ từ 3 tuổi trở lên bằng việc thay đổi các loại đồ chơi. Hãy cất các loại đồ chơi đơn giản, chạy bằng pin, thay vào các loại đồ chơi giúp trẻ tự suy nghĩ, tìm tòi cách chơi như các loại đồ chơi lắp ráp, miếng erobic,…Tăng cường các hoạt động chân tay ngoài trời như đu xà đơn, vẽ tranh, đánh đàn, chơi bàn tính gảy hạt, xe đạp 3 bánh.

Bài học gắn liền với thực tế

Tại các trường mầm non của Nhật, cô giáo sẽ không nói “các em phải biết yêu thương động vật”, mà họ cho các bé tự nuôi và chăm sóc một loại động vật gì đó như: gà, chuột lang, thỏ, rùa, thậm chí là cả giun đất… mỗi một nhóm từ 4 – 5 em sẽ chăm sóc một con.

Để giúp trẻ hiểu rằng không nên lãng phí đồ ăn, cô giáo không giảng “một hạt thóc vàng chín hạt mồ hôi, nên các em không được lãng phí…”. Các bé được trực tiếp trồng lúa hoặc các loại rau củ trong vườn cây hoặc bồn hoa của trường. Các bé sẽ tự reo hạt, chăm sóc, cho tới thu hoạch, tất nhiên là vẫn dưới có giáo viên hướng dẫn nhưng chủ yếu là các bé tự làm.Qua đó, trẻ hiểu được để làm ra được một củ cải hoặc một củ khoai cho các bé ăn, các bác nông dân đã vất vả như thế nào.

Chế ngự "khủng hoảng tuổi lên hai"

Tôi không phải bà mẹ Mỹ duy nhất thắc mắc về cách người Nhật rèn kỷ luật cho trẻ nhỏ. Tìm một đứa trẻ Nhật Bản cư xử không tốt trở thành một trò chơi của tôi và các bà mẹ ngoại quốc khi đến nơi công cộng như công viên hoặc bảo tàng. Khi bắt gặp một đứa trẻ như vậy, chúng tôi liền thở phào nhẹ nhõm. Không phải chỉ con cái chúng tôi mới cư xử như thế. Con của mọi người cũng thế. Tuy nhiên, phụ huynh Nhật Bản dường như không can thiệp chút nào. Đứa trẻ ngồi trên mặt đất, khóc lóc, la hét ở sân chơi trong công viên, trong khi bố mẹ chúng tỏ ra không quan tâm.

O6p0i-fPrOdM54ODCm-F_32quVU7DlwLff6M_Fzs8adyThk5kIqnEGX-hlojQpQSi55uFSb-6z2oKjyFRxWEnM3XjcMbboEb8CW7P901acLPW4L3eR2eULyd5rkF15TtS4mbr4lM

Chế ngự "khủng hoảng tuổi lên hai" ở trẻ em Nhật Bản.

Có một lần, khi sắp lên tàu điện tuyến Yamonote Line xuất phát từ Shinjuku để về nhà, con trai tôi nhất quyết không chịu đi. Tôi không có cách gì kiềm chế được sự cáu kỉnh vô lý của thằng bé bởi đang bận ôm con gái nhỏ. Nó cố gắng tìm cách rời tàu trước khi tàu di chuyển, tôi thì thầm lời xin lỗi với những hành khách trên tàu phải chịu đựng cảnh này. Vào lúc đó, tôi chỉ ước có ai đó can thiệp bởi hoàn toàn bất lực khi muốn ép con vào kỷ luật.

Tôi tâm sự với cô giáo dạy tiếng Nhật về câu chuyện này, đề cập đến cụm từ "the terrible two's", chỉ độ tuổi cáu kỉnh mà đứa trẻ nào cũng phải trải qua, thường là tuổi lên hai. Cô gật đầu và cười lớn: "Chúng tôi gọi đó là ma no nisai. Độ tuổi quái quỷ". Tuy nhiên, khi tôi hỏi người Nhật xử lý hành vi của trẻ ở độ tuổi đó như thế nào, cô mỉm cười đầy bí ẩn.

Kiên nhẫn lặp đi lặp lại

Khác với nhiều người có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo một việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ “a i u e o” thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.

Không cho con xem TV

Ngoài việc xem TV tốn thời gian và có thể khiến trẻ bị nghiện, cha mẹ Nhật còn ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ. Từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người. “Tắt TV, Bật ý tưởng” là châm ngôn truyền miệng của phụ huynh Nhật.

Lkyongj5_UQSkqp_2OYodDLFaL6KJw-YtEGCWoE2BCq1hUw7ljecmNnqhMZntTa6PclbfPp1nJXsBqlW9Cz1TWAe-jcj6oX4Upoz3_fQKadyrk1AmNF74QNJai7qmYT6Ydzx51bn

Không cho con xem tivi để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Chú trọng chuyện cổ tích

Cũng như các bậc cha mẹ khác, các bà mẹ Nhật thường dạy con qua việc kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích. Các bậc phụ huynh tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này. Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến,...

ujkLrrMBf8CYmY_wzS02T2tzcmfjrmGOzn4Ekzg5V-_QVKTm9Et0FlZ9HzyrQZwg-mVbY0Jz9KLGA_wu1CGhbhbzJRTPelzcgoeLbc1vYvFNQ-IU7_-VFMHh6fTcvXh-6rQCq3sM

Thế giới truyện cổ tích là cảm hứng sáng tạo cho trẻ.

Khen hành vi cụ thể của con

Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi. Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể.

0EBnCAE4Ic6MAq7VgL-jNhTTzcNMwgDoBYttb3l_KvJCQCXYfEvFe9TCoZxfsaChN925Ie6-1olup88zlgvj1eJx9gEtaR4c-Yax6smTHop2h4MnJS9Ac8CVRIv32MKzqN27yBvW

Khen hành vi cụ thể của con khiến trẻ cố gắng hơn.

Thường xuyên vận động

Không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, các cha mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc dạy con rèn luyện thể chất. Ngay từ khi bé chào đời, cha mẹ đã lưu ý giáo dục về tất cả các mặt sức khoẻ, vận động, đạo lý, kỷ luật, tình cảm. Đối với trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khoảng cách tập luyện thành những đoạn ngắn 10m, 20m mỗi ngày. Ngoài ra, người Nhật còn thường xuyên cho con đi công viên. Bởi những trò chơi ở đây sẽ giúp tăng cường sức khỏe, là cách phát triển thể chất toàn diện cho một đứa trẻ. “Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”, là câu châm ngôn "bỏ túi" của hầu hết các ông bố bà mẹ Nhật.

 


Bình luận