Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Băng vệ sinh, Tampon hay Cốc nguyệt san?

Posted on Tin tức, LÀM ĐẸP CÙNG MINH THẢO JSC 173 lượt xem

Có thể bạn là cô gái trẻ vừa có kỳ kinh đầu tiên. Hoặc cũng có thể bạn là người phụ nữ đã quen và tìm hiểu rất rõ về kinh nguyệt. Bạn có thể đang cân nhắc sử dụng băng vệ sinh hay ngưng sử dụng nó. Dù bạn là ai, bạn cũng có thể đã nghe rất nhiều về cốc nguyệt san trong thời gian gần đây. Trước khi đưa ra quyết định, sẽ tốt hơn nếu bạn nhìn vào những đặc điểm của cả băng vệ sinh và cốc nguyệt san để xem cái gì là tốt nhất cho mình nhé!

Cốc được làm từ chất liệu gì?

Băng vệ sinh và tampon được làm từ bông tổng hợp, tơ nhân tạo hoặc hỗn hợp của 2 thứ này. Mặc dù BVS và tampon không còn chứa thuốc nhuộm hay chất bảo quản, rất khó để xác định được còn những chất gì ở trong chúng. FDA Hoa Kỳ không quy định về thành phần băng vệ sinh hay tampon, nên các công ty sản xuất cũng không nhất thiết phải tiết lộ đầy đủ những thứ có trong đó.

Cốc nguyệt san, tuỳ hãng, được làm từ cao su hoặc silicone y tế. Mặc dù cao su là chất liệu tự nhiên, rất nhiều phụ nữ dị ứng với cao su. Silicone y tế là chất liệu không gây kích ứng được sử dụng trong cấy ghép y tế nên rất an toàn khi sử dụng trong cơ thể.

Nó hoạt động thế nào?

Cốc nguyệt san được thiết kế để đựng hứng kinh dịch cho tới khi bạn thay rửa cốc. Băng vệ sinh và tampon thấm hút kinh dịch, cũng như một miếng bông thấm hút nước vậy. Khổ nỗi, chính vì điều này, nó sẽ thấm hút luôn cả độ ẩm của âm đạo và làm khô âm đạo.

Không có mô tả ảnh.

Nó đựng được bao nhiêu kinh dịch?

Băng vệ sinh hay tampon có thể chứa lượng kinh tuỳ thuộc vào kích cỡ của nó, nhưng một cốc nguyệt san có thể đựng tối đa gấp 5 lần một băng vệ sinh.

Nó có thoải mái không?

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết '28 o 29 23 30 12 9 3'

Khi đeo vào, bạn sẽ không cảm thấy cốc hay tampon. Với cả 2 loại này bạn sẽ cần thời gian để đặt vào đúng cách, nhưng một khi làm được thì bạn sẽ không cảm thấy chúng trong cơ thể. Vì tampon được làm từ bông và sợi tổng hợp nên có thể gây khô hay khó chịu cho âm đạo (đặc biệt khi bạn dùng loại có độ thấm hút quá cao) và gây mất cân bằng pH bên trong âm đạo. Silicone y tế kháng khuẩn được thiết kế không gây ảnh hưởng tới sinh hoá tự nhiên của cơ thể, nên cũng sẽ không làm thay đổi cân bằng tự nhiên của vi khuẩn và độ ẩm.

Đeo vào như thế nào?

Cả tampon và cốc nguyệt san đều được đeo vào âm đạo. Tampon thường sẽ được đặt sâu hơn so với cốc nguyệt san – và có thể đeo vào sử dụng ngón tay đẩy tampon vào trong hoặc dùng dụng cụ hỗ trợ đi kèm theo sản phẩm. Một cốc nguyệt san cần được gập lại thì mới có thể đeo được, sau đó khi được đeo đúng vị trí trong âm đạo, cốc sẽ mở ra và tạo thành màng bảo vệ khít với thành âm đạo để tránh rò rỉ. Có thể bạn sẽ phải thử các cách gập khác nhau để tìm ra cách phù hợp nhất với bản thân, sau đó bạn sẽ quen. Tháo cốc ra cũng cần khéo léo hơn một chút so với việc chỉ kéo dây như khi sử dụng tampon. Để tháo cốc, bạn sẽ bóp nhẹ vào phía đuôi cốc để giải phóng sức hút bên trong và nhẹ nhàng kéo nó ra ngoài. Sau đó đổ kinh dịch vào bồn cầu và rửa cốc với nước sạch trước khi đeo lại.

Bạn có thể đeo nó trong bao lâu?

Nhiều tampon có thể đeo trong cơ thể tới 8 tiếng, nhưng người dùng được khuyến cáo thay thường xuyên để giữ vệ sinh và chống rò rỉ. Cốc nguyệt san có thể đeo trong có thể suốt 12 tiếng (có thể đeo qua đêm), tuỳ thuộc vào lượng kinh của bạn. Nếu bạn có nhiều kinh dịch hơn, bạn sẽ phải thay nó thường xuyên hơn, cũng như tampon hay băng vệ sinh.

Nó có an toàn không?

Cả băng vệ sinh, tampon hay cốc nguyệt san đều an toàn khi sử dụng. Nguy cơ lớn nhất của tampon hay băng vệ sinh chính là hội chứng sốc độc tố, hay TSS. TSS là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong khi vi khuẩn tích tụ trong âm đạo vào đi vào máu. Nếu bạn sử dụng băng vệ sinh hay tampon, hãy nhớ thay chúng thường xuyên và chỉ sử dụng cỡ/độ thấm hút phù hợp với lượng kinh của mình.

Silicone y tế sử dụng trong hầu hết cốc nguyệt san không xốp, không thấm hút và kháng khuẩn nên nó không tạo môi trường nó vi khuẩn phát triển như tampon hay băng vệ sinh (nó là lý do tại sao nó được sử dụng trong cấy ghép y tế như cấy van tim). Mặc dù nghe có vẻ hơi đáng sợ nhưng nó lại rất an toàn để sử dụng.

Nó sẽ tốn bao nhiêu?

Người ta ước tính rằng một ngừoi phụ nữ sẽ dùng hơn 12000 băng vệ sinh hay tampon trong suốt vòng đời. Mặc dù chi phí ban đầu cho cốc nguyệt san cao hơn, nhưng tổng chi phí trong suốt thời gian sử dụng sẽ ít hơn rất nhiều so với tampon hay băng vệ sinh.

Nó ảnh hưởng tới môi trường như thế nào?

Hàng năm, khoảng 20 tỉ băng vệ sinh/ tampon được thải ra môi trường. Trung bình một phụ nữ Mỹ có chu kỳ kinh nguyệt trong 38 năm và thải ra môi trường khoảng 136kg chất thải từ băng vệ sinh, tampon, dụng cụ hỗ trợ và giấy gói. Vì cốc nguyệt san có thể tái sử dụng trong nhiều năm, chuyển sang sử dụng cốc sẽ giảm lượng rác thải đáng kể. Cốc nguyệt san cũng có thể được tái chế ở bất cứ nơi nào xử lý silicone y tế, nhiều bệnh viện có chương trình tái chế cho loại chất liệu này.

Dù bạn chọn sản phẩm nào, hãy chắc chắn nó phù hợp với bạn và thói quen của bạn. Mọi phụ nữ đều khác nhau, nên thứ phù hợp với người này có thể không phù hợp với người khác. Đừng cảm thấy ngại ngùng vì lựa chọn của mình. Dù sao thì kinh nguyệt cũng là một phần tự nhiên tất yêu trong cuộc sống của người phụ nữ và nó cần được nâng niu.

MTcup được sản xuất ở Canada từ silicone y tế kháng khuẩn, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người dụng. MTcup mềm, mịn và hoàn toàn không có hoá chất độc hại. Với MTcup, thậm chí bạn sẽ quên mất là mình đang trong kì. MTcup tốt cho sức khoẻ của bạn, tiết kiệm tiền cho bạn và bảo vệ môi trường.

Đây chính là công nghệ của tương lai, nằm gọn trong túi của bạn!


Bình luận